
Trái cây vừa có công dụng giải độc mát gan, tiêu hóa tốt; công dụng làm đẹp cũng rất tốt. Vào ngày hè nóng nực, bạn nên tăng cường bổ sung cho mình thật nhiều loại hoa quả
Viết bởi Viet trong . Đã đăng trong Bí quyết & mẹo vặt
Sử dụng thớt khi nấu ăn vô cùng tiện dụng nhưng bạn cũng cần vệ sinh thớt thường xuyên và đúng cách để tránh nhiễm khuẩn từ thớt.
Sử dụng thớt khi nấu ăn vô cùng tiện dụng nhưng bạn cũng cần vệ sinh thớt thường xuyên và đúng cách để tránh nhiễm khuẩn từ thớt.
Thớt một trong những dụng cụ nấu ăn phổ biến có mặt trong mọi không gian nhà bếp dùng để thái, băm, chặt trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên nếu thớt không làm sạch thường xuyên, đúng cách thì thớt rất dễ bị nhiễm vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn như lây nhiễm vi khuẩn E. coli từ thịt bò sống, thuốc trừ sâu từ các loại rau quả khi chúng tiếp xúc với mặt thớt trong quá trình chế biến.
Nếu không có điều kiện sử dụng sử dụng thớt riêng cho thịt động vật và rau củ, đặc biệt là cho thực phẩm sống và thực phẩm chín để tránh lấy nhiễm chéo thì bạn cần vệ sinh chúng thật kỹ trước khi sử dụng.
Vệ sinh thớt ngay sau khi sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Việc vệ sinh thớt sẽ không làm bạn mất quá nhiều thời gian nếu như bạn biết áp dụng một trong những cách làm sạch thớt dưới đây.
1.1 Kết hợp chanh và muối
Chanh và muối là hai nguyên liệu có khả năng diệt khuẩn tốt, khử sạch được vết bẩn cũng như mùi hôi trên tấm thớt.
Bạn chỉ cần vắt một lượng nước cốt chanh vừa đủ lên bề mặt thớt, sau đó dùng muối rắc vào những chỗ có nước chanh. Tiếp theo, bạn lấy miếng chanh đã cắt chà đều lên bề mặt tấm thớt rồi rửa sạch thớt lại với nước và để nơi khô ráo là hoàn thành.
1.2 Giấm
Giấm được biết đến là nguyên liệu có chất tẩy rửa mạnh, khử trùng tốt và hiệu quả. Sau khi cắt thái xong, bạn hãy rót giấm lên cả hai mặt tấm thớt rồi dùng khăn giấy lau khô. Vi khuẩn trong tấm thớt sẽ được giảm đi đáng kể.
1.3 Xà phòng, nước rửa bát
Ngâm một chiếc khăn vào hỗn hợp xà phòng pha loãng với nước nóng. Sau đó dùng chiếc khăn đã ngâm lau sạch toàn bộ bề mặt tấm thớt. Lặp lại hành động này khoảng 3 lần rồi rửa với nước sạch.
Luôn đảm bảo lau khô bằng khăn sạch hoặc đem phơi khô để tránh môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển.
1.4 Baking soda
Nếu thớt của bạn bắt đầu có mùi hôi, hãy thử dùng hỗn hợp làm từ nước và baking soda để khử mùi. Tạo một lớp kem dày trên bảng và giữ nguyên một lúc. Rửa sạch baking soda và lấy khăn lau khô thớt. Mùi hôi sẽ biến mất.
Hi vọng với những gợi ý trên của Ecomama, bạn sẽ không còn lo lắng về việc vệ sinh thớt đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Thật là khó để cưỡng lại vị ngon giòn bùi của bánh xèo Nam Bộ, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có thể thưởng thức chúng tại nhà do chính tay bạn chế biến phải không nào.
Nỗi lo tồn dư thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật luôn thường trực. Cùng 9 cách loại bỏ thuốc trừ sâu khỏi rau củ quả hiệu quả của Ecomama để có những bữa ăn ngon miệng và an toàn.
Cá có hương vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng nhưng có thể để lại mùi khó chịu mà bạn muốn loại bỏ! Những mẹo nhỏ này sẽ mang đến cho bạn những giải pháp đánh bay mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả.
Thực phẩm gây ảnh hương trược tiếp đến sức khỏe con người và phát triển xã hội nhưng làm thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? Cùng theo dõi những chia sẻ của Ecomama nhé!