Ngộ độc thực phẩm - Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Viết bởi Viet trong . Đã đăng trong Bí quyết & mẹo vặt

Dựa trên 62 người đánh giá

Ngộ độc thực phẩm (hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực) không phải là tình trạng hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn (cấp tính) và khá nghiêm trọng, có thể gây đe dọa tính mạng, cần được cấp cứu can thiệp kịp thời. Cùng Ecomama tìm hiểu về ngộ độc thực phẩm để giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng tránh và có biện pháp xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.

Ngộ độc thực phẩm - Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Ngộ độc thực phẩm - Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia...

Thực phẩm là nguyên liệu cần thiết cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu thực phẩm nhiễm độc, nhiễm khuẩn có hại sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có thể từ 1-2 ngày sau khi hệ tiêu hóa tiêu thụ hết thực phẩm.

2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp như:

- Các thực phẩm như rau củ quả chứa nhiều thặng dư của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chất bảo quản không được khử độc trước khi chế biến hoặc các loại thịt, cá chứa nhiều vi khuẩn có hại. 

- Thức ăn ôi thiu do để lâu mà không được bảo quản tốt, thức ăn hết hạn sử dụng dễ bị lây nhiễm vi sinh vật và lan tỏa độc tố.

- Nguồn nước, dụng cụ nấu nướng, chế biến thực phẩm cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra ngộ độc thực phẩm

- Thực phẩm chứa độc tố tự nhiên: Các thực phẩm vốn chứa sẵn độc tố như nấm độc, sắn, măng, cá nóc, cóc,… nếu không được chế biến đúng cách khi ăn vào sẽ gây nên những triệu chứng bất thường.

Xem thêm: 

>>Thực Phẩm Bẩn - Hiểm Họa Khôn Lường Đối Với Sức Khỏe

>> Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E Coli có nguy hiểm không?

3. Ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không?

Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể người bệnh sẽ bị nhiễm độc tố hoặc bị virus, vi khuẩn trong thực phẩm xâm hại và gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp như đau bụng, nôn mửa, sốt, tiêu chảy...

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Nếu ngộ độc ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể khỏe lại sau vài ngày; trong trường hợp nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các biến chứng ngộ độc thực phẩm nguy hiểm như:

  • Rối loạn thần kinh: Người bệnh nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, có thể nói ngọng; bị tê liệt cơ, gặp tình trạng co giật, đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, đau ngực.
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Thấy máu và chất nhầy lẫn trong phân, đau bụng dữ dội và đau ở các vị trí khác như đau cổ, đau họng, đau ngực.
  • Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người lớn tuổi hoặc những người đang điều trị bệnh phải sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch (đối với các bệnh lý về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố,… thì tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn.

4. Ngộ độc thực phẩm nên làm gì?

Khi rơi vào tình huống bị ngộ độc thực phẩm thì bạn cần xử lý kịp thời để hạn chế tối đa việc cơ thể hấp thụ thức ăn vào cơ thể dẫn đến hôn mê:

Ngộ độc trong 46h thì thức ăn vẫn còn trong dạ dày, bạn nên nôn hoặc uống một ly nước muối loãng sau đó dùng tay hoặc muỗng kích thích nôn hết thức ăn bị nhiễm độc ra. Nếu bệnh nhân trong tình trạng hôn mê hay trẻ nhỏ thì không nên kích nôn mà cần đưa đến bệnh viện nhanh chóng.

Sau khi nôn, cơ thể sẽ bị mất nước cần bổ sung các chất điện giải, bù nước bằng dung dịch oresol.

Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi.

Dù triệu chứng ban đầu có thể không nghiêm trọng nhưng bệnh có thể diễn tiến nặng hơn bất kỳ lúc nào vì thế nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và theo dõi phù hợp.

5. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Khi bị ngộ độc thực phẩm, sẽ xuất hiện những phản ứng của cơ thể để loại bỏ các chất độc như đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt, đau bụng,....Sau khi các triệu chứng đã qua và có thể tiêu hóa những thức ăn nhẹ cho cho dạ dày và đường tiêu hóa, chẳng hạn thực phẩm chứa ít ngọt, ít chất béo. Tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ làm người bệnh khó chịu hơn. Sau đây là một số loại thực phẩm mà người bị ngộ độc

Nên dùng:

  • Trái cây

Trái cây sẽ cung cấp lượng đường tự nhiên và năng lượng cho cơ thể. Ăn một ít trái cây đặc biệt là chuối sẽ giúp làm dịu dạ dày và chống cảm giác buồn nôn.

  • Mật ong

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể dùng ít một ông và trà nóng sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn. Trong mật ong có chứa những chất kháng khuẩn tự nhiên sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng trở lại và chống buồn nôn. 

  • Cháo trắng

Khi các triệu chứng đã qua bạn có thể ăn một ít cháo trắng để kích thích dạ dày và nạp năng lượng cho cơ thể.
Ngũ cốc, yến mạch

Đây là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho cơ thể sau khi bị ngộ độc. Các khoáng chất như kali, magie, canxi trong ngũ cốc giúp cải thiện hoạt động đường ruột và duy trì hệ tiêu hóa luôn sạch khỏe.

  • Khoai tây

Trong khoai tây có chứa một lượng vừa phải protein và chất xơ, vitamin và khoáng chất, như kali, vitamin C. Vì vậy, khoai tây thực là loại thực phẩm  bạn nên bổ sung sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Lưu ý phải chọn khoai tây tươi, không mọc mầm tránh lại bị ngộ độc lần nữa từ khoai tây.

  • Súp cà rốt

Trong cà rốt có chứa Pectin sẽ giúp hạn chế tình trạng bị tiêu chảy. Nên ăn súp cà rốt cũng giúp bạn bớt ngộ độc.

  • Bánh mì nướng

Bên cạnh cơm và cháo trắng thì bánh mì là củng là thực phẩm dễ tiêu hóa cung cấp năng lượng cho người bệnh.

  • Thực phẩm lợi khuẩn, men vi sinh, sữa chua

Các loại thực phẩm này có chứa nhiều Probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh ở đường ruột, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lây nhiễm và phục hồi bệnh lây truyền qua thực phẩm.

6. Ngộ độc thực phẩm nên uống gì?

Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh sẽ nôn và tiêu chảy khiến cơ thể bệnh nhân có thể mất nhiều nước vì vậy cần phải bổ sung nước và các chất điện giải bằng dung dịch oresol, đường glucose hoặc truyền dung dịch nước muối đẳng trương 0,9% tại nhà.

Sau khi các triệu chứng thuyên giảm có thể cho bệnh nhân uống các loại nước sau:

  • Nước soda không chứa caffein
  • Nước dừa tươi, nước khoáng
  • Các loại trà không có cafein như trà hoa cúc, trà bạc hà
  • Trà gừng
  • Nước chanh
  • Trà mật ong

7. Ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì?

Các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm thường được khuyến cáo không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy. Cách tốt nhất là để bệnh nhân nôn hết và đi tiêu hết ra. Sau đó sẽ cho bệnh nhân uống dung dịch bù nước Oresol pha 1 gói với 1 lít nước. Trường hợp nặng hơn có thể chở bệnh nhân đến bệnh viện để truyền dung dịch Lactate ringer hoặc Natri clorua 0,9% để bù nước và điện giải. Sau đó, các nhân viên y tế sẽ tiến hành rửa dạ dày.

8. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả

Ngoài việc các nhà sản xuất phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ thì mỗi gia đình cũng nên tự biết cách tự bảo vệ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để phòng chống ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần phải “ ăn chín uống sôi”. Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi phải được nấu chín và không nên dùng lại thức ăn để tủ lạnh 1 - 2 ngày. Nếu ăn đồ hộp, đóng gói cần nấu chín kỹ trước khi ăn. Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu và hết hạn sử dụng. Ngoài ra rau củ quả và thịt cá tươi có thể chứa nhiều vi khuẩn và các chất độc hóa học trong quá trình trồng trọt và bảo quản. Vì vậy cần khử độc và tẩy rửa sạch các loại thực phẩm trước khi chế biến.

Sử dụng máy rửa thực phẩm Ecomama là cách phòng tránh ngộc độc thực phẩm hiệu quả.

máy khử độc thực phẩm Ecomama

Để giúp các bà nội trợ tiết kiệm thời gian tẩy rửa thực phẩm và đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các chất độc từ thực phẩm, máy khử độc thực phẩm tích hợp đa năng của Ecomama ra đời. Với thiết kế nhỏ gọn, không chiếm nhiều không gian của phòng bếp, máy tẩy rửa thực phẩm Ecomama sẽ giúp loại bỏ các chất độc, vi khuẩn, virus thẩm thấu sâu bên trong thực phẩm bằng công nghệ sóng siêu âm và Ozone. Ngoài tẩy rửa các loại rau củ quả và thực phẩm tươi sống, chiếc máy còn làm sạch các dụng cụ ăn uống, dụng cụ bếp đem lại sự tiện lợi và đảm bảo an toàn vệ sinh cho cả gia đình. Máy khử độc thực phẩm  Ecomama sẽ là lựa chọn hoàn hảo trong việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Trên đây là những thông tin về cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng tránh hiệu quả. Hi vọng với những chia sẽ của Ecomama các bạn đã có những kiến thức cơ bản để xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.

Bài viết liên quan

Cách làm bánh xèo Nam Bộ ngon giòn bùi đúng kiểu
Cách làm bánh xèo Nam Bộ ngon giòn bùi đúng kiểu
Cách làm bánh xèo Nam Bộ ngon giòn bùi đúng kiểu

Thật là khó để cưỡng lại vị ngon giòn bùi của bánh xèo Nam Bộ, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có thể thưởng thức chúng tại nhà do chính tay bạn chế biến phải không nào.

9 bí quyết khử mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả
9 bí quyết khử mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả
9 bí quyết khử mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả

Cá có hương vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng nhưng có thể để lại mùi khó chịu mà bạn muốn loại bỏ! Những mẹo nhỏ này sẽ mang đến cho bạn những giải pháp đánh bay mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả.