Làm thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Viết bởi Viet trong . Đã đăng trong Bí quyết & mẹo vặt

Dựa trên 62 người đánh giá

Vệ sinh an toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội.

Các tác động an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sức khỏe con người và xã hội khiến nó luôn là vấn đề nóng của được đặc biệt quan tâm. Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Thời gian qua, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biến rất phức tạp. Rất nhiều loại thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không an toàn đang được lưu hành trên thị trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng. Nâng cao kiên thức về an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ mình, giảm bớt hệ lụy xấu do thực phẩm bẩn, mất an toàn gây ra.

Xem thêm

>> Ngộ độc thực phẩm

>> Thực Phẩm Bẩn

Làm thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

I. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm là những công việc, hành động trong việc sản xuất, xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm. Bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Hiện nay các loại thực phẩm từ tươi sống hay đóng gói sẵn đều phải có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng.

II. Vì sao cần giữ an toàn thực phẩm?

Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Giữ thực phẩm an toàn nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như đây là một tiêu chuẩn để kinh doanh.

- Đảm bảo an toàn cho tính mạng con người

Thực phẩm sạch, an toàn giúp phát triển bền vững

Thực phẩm sạch, an toàn giúp phát triển bền vững

Mục đích lớn nhất của an toàn thực phẩm chính là đảm bảo cho sức khỏe con người. Không có gì quý trọng hơn mạng sống con người, thực phẩm chính là thứ mà chúng ta dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, khi chúng ta giữ thực phẩm sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho chính chúng ta.  Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Khi mắc phải các bệnh gây ra từ thực phẩm còn sẽ kéo théochi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … 

Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. 

- Đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội

kinh doanh thực phẩm sạch

Người tiêu dùng đang hướng tới sử dụng các sản phẩm sạch, hữu cơ

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thực phẩm là sản phẩm ngoài ý nghĩa về kinh tế, nó còn tác động đến toàn xã hội. Với mỗi doanh nghiệp hiện nay đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm  cũng là một tiêu chuẩn để kinh doanh. Khi xảy trường hợp người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm sẽ mất chi phí thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả…

Thực phẩm an toàn giúp tăng vị thế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, thực phẩm không những được sản xuất và chế biến đúng quy trình, mà nó còn không chứa các chất hóa học tổng hợp hoặc tự nhiên vượt quá mức quy định, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

III. Các nguyên tắc nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn. Do vậy, việc tuân thủ các bước an toàn vệ sinh thực phẩm có thể phòng tránh phần lớn các bệnh do thực phẩm gây nên.

Việc nắm được những nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm là tấm lá chắn hữu hiệu giúp gia đình bạn luôn khỏe mạnh.

Theo tổ chức Y tế Thế giới thì cỏ 5 nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

1.Giữ sạch sẽ:

⦁ Giữ cho khu vực nấu nướng, ăn uống sạch sẽ
⦁ Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm hoặc sau khi đi vệ sinh
⦁ Vệ sinh sạch/khử trùng các dụng cụ đựng và chế biến thực phẩm

2. Để riêng thực phẩm sống và chin

⦁ Để riêng và bảo quản riêng các loại thịt, gia cầm và thủy hải sản sống với các thực phẩm chín khác
⦁ Sử dụng dao thớt riêng cho thực phẩm sống và chín

3. Nấu kỹ

⦁ Nấu chín kỹ thực phẩm đặc biệt là thịt, gia cầm và thủy hải sản, không còn để màu hồng (thịt chưa chín)
⦁ Thức ăn sau khi bảo quản, khi sử dụng cần đun sôi lại trước khi ăn

4. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

⦁ Thức ăn ở nhiệt độ phòng không để quá 2 giờ
⦁ Thức ăn đã nấu chín hoặc dễ hỏng bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ
⦁ Giữ thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ 60 độ trước khi ăn
⦁ Không bảo quản thức ăn quá lâu, kể cả khi để trong tủ lạnh
⦁ Không rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng

5. Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn

⦁ Sử dụng nguồn nước sạch và an toàn trước khi sử dụng
⦁ Sử dụng thực phẩm tươi sống và an toàn
⦁ Lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn an toàn như các sản phẩm đã qua tiệt trùng
⦁ Rửa sạch rau, củ và quả dưới vòi nước chảy, đặc biệt với những loại rau củ ăn sống
⦁ Không sử dụng thực phẩm quá hạn.

IV. Cách chọn thực phẩm sạch, an toàn

Để lựa chọn đuợc các thực phẩm sạch và an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình, người tiêu dùng cần hết sức cẩn thận và thông thái.

Dưới đây là một số cách đảm bảo an toàn thực phẩm trong ăn uống, mua bán và chế biến thực phẩm:

1. Sản phẩm đóng gói có tem nhãn

Với các sản phẩm đóng sẵn, cần kiểm tra tem mác, nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra sản phẩm bên trong xem còn nguyên vẹn hay không. Về nhãn mác cần đầy đủ thông tin về sản phẩm như thành phần, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất hoặc ngày hết hạn,... Cần lưu ý các thành phần phụ gia an toàn được phép sử dụng để tránh yếu tố độc hại hoặc gây dị ứng.

2. Thịt

Với các loại thịt, để mua được thịt tươi ngon bạn cần chú ý tới màu sắc, nên chọn thịt có màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, khô ráo và không có điểm bất thường. Không nên mua những loại thịt có mùi lạ bất thường, màu sắc lạ như xanh, thâm đen,… Còn với những loại thịt qua chế biến như giò chả xúc xích… thì bạn nên mua ở các cửa hàng có nguồn gốc rõ rang, đảm bảo ATVSTP, tránh mua các sản phẩm được che đậy, có màu sắc mùi vị khác thường.

3. Cá, thủy hải sản

Cá hay hải sản tươi ngon là những con đang còn sống và thở trong chậu hay bể. Bạn nên chọn những con khỏe mạnh, còn nguyên vảy/vỏ. Nếu cá và hải sản không còn sống thì chúng phải được bảo quản trong đá lạnh, tránh mua những con bị ươn hay có mùi lạ.

4. Rau củ, hoa quả

Để mua được các loại rau củ quả tươi ngon, giàu vitamin thì bạn cần quan sát bên ngoài bằng mắt. Rau củ quả có độ tươi, còn nguyên cuống, không bị dập nát, sâu hay đốm lạ, không có kích thước bên ngoài bất thường (quá to hoặc quá nhỏ). Với những rau trong siêu thị thì bạn nên lưu ý đến nơi sản xuất, thời hạn thu hoạch và sử dụng cùng độ tươi của rau. Và dù bạn mua ở đâu thì trước khi chế biến cũng nên rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ bớt hóa chất (nếu có)

5. Thực phẩm đóng hộp

Với các thực phẩm đóng hộp bạn nên chú ý chọn các sản phẩm còn hạn sử dụng, tránh chọn những hộp có vỏ ngoài biến dạng (phồng, móp), đặc biệt là những loại đồ hộp có mùi lạ hoặc hôi khi mở nắp thì không nên sử dụng.

6. Thực phẩm khô

Với các thực phẩm khô như ngũ cốc thì không nên mua khi đã thấy bị mốc. Thực phẩm mốc có chứa một số loại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Ngoài ra, trong những loại ngũ cốc có dầu mà bị mốc thì thường sản sinh ra nấm aflatoxin - một loại nấm gây bệnh ung thư gan.

Trên đây là những gì bạn cần biết về các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy nắm rõ để luôn là những người tiêu dùng thông minh và cùng chung ta loại bỏ những thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường hiện nay vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Bài viết liên quan

Cách làm bánh xèo Nam Bộ ngon giòn bùi đúng kiểu
Cách làm bánh xèo Nam Bộ ngon giòn bùi đúng kiểu
Cách làm bánh xèo Nam Bộ ngon giòn bùi đúng kiểu

Thật là khó để cưỡng lại vị ngon giòn bùi của bánh xèo Nam Bộ, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có thể thưởng thức chúng tại nhà do chính tay bạn chế biến phải không nào.

9 bí quyết khử mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả
9 bí quyết khử mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả
9 bí quyết khử mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả

Cá có hương vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng nhưng có thể để lại mùi khó chịu mà bạn muốn loại bỏ! Những mẹo nhỏ này sẽ mang đến cho bạn những giải pháp đánh bay mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả.