Thực đơn dành cho bà đẻ sau sinh đảm bảo dinh dưỡng

Viết bởi Viet trong . Đã đăng trong Bí quyết & mẹo vặt

Dựa trên 62 người đánh giá

Thực đơn dành cho bà đẻ sau sinh đảm bảo dinh dưỡng. Phụ nữ sau khi trải qua một cuộc vượt cạn vất vả, cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể được phục hồi tốt nhất, cũng như có nguồn sữa dồi dào cho bé. Vì thế, việc lựa chọn và lên thực đơn cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng cho mẹ và bé trong thời gian nhạy cảm này.

Bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên chuẩn bị một bữa ăn dành cho phụ nữ sau sinh như thế nào, hãy cùng ECOMAMA tham khảo ngay lập tức thực đơn dưới đây nhé!

Thực đơn dành cho bà đẻ sau sinh

I- Các chất dinh dưỡng mà phụ nữ sau sinh nên bổ sung

  1. Những nhóm chất cơ bản

Sau sinh cơ thể phụ nữ rất yếu, cần phải bổ sung đầy đủ các nhóm chất thông qua các bữa ăn để phục hồi nhanh chóng và sữa mau về cho các bé. Các món ăn truyền thống như đu đủ hầm móng giò, cháo chân giò, thịt kho nghệ, rau ngót luộc không còn phải bắt buộc nữa mà mẹ có thể chủ động lựa chọn thực đơn phù hợp với sở thích cá nhân, để bữa ăn không trở nên nhàm chán hay còn là “cực hình” nữa.

Những nhóm chất mẹ nên bổ sung:

  • Chất đạm: đây là nhóm chất cần thiết cho cơ thể, đạm có chứa nhiều trong thịt bò, thịt lợn nạc, đậu nành, đậu đỏ, đậu hà lan, các loại sữa (sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành)...

  • Chất béo: ngoài việc bổ sung đạm thì chất béo cũng là nhóm chất mà mẹ không nên bỏ qua, có thể dùng dầu thực vật để chế biến các món ăn như kho, xào hay chiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của mẹ sau sinh.

  • Chất đường: sau sinh mẹ nên ăn cơm, phở, cháo, hoa quả nhưng không nên ăn bún cũng như kẹo ngọt, nước có ga hay kem lạnh… vì ăn đồ lạnh trong giai đoạn này sẽ khiến răng bị ê buốt sau này.

  • Chất xơ: đây là nhóm chất quan trọng để cơ thể có được cân bằng, bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn hàng ngày với các loại rau xanh như rau ngót, rau dền, rau mồng tơi… đồng thời sẽ giúp mẹ không bị táo bón và nóng trong người.

món ăn dành cho bà đẻ sau sinh

  1. Dành cho phụ nữ sinh thường

Đối với những phụ nữ sinh thường thì việc kiêng cữ trong ăn uống cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần bổ sung đầy đủ những nhóm chất cơ bản và ăn các món ăn theo mẹo dân gian để sữa về nhiều:

  • Móng giò heo: đây là món ăn truyền thống được nhiều mẹ sử dụng khi bị thiếu sữa, vì nó có tác dụng bổ huyết thông sữa rất tốt.

  • Gạo nếp: mặc dù đồ nếp là thực phẩm dễ gây nóng nhưng lại tốt cho sản phụ, giúp dễ tiêu hóa và những mẹ thiếu sữa.

  • Thịt, cá, mực: sau khi sinh xong các mẹ bụng dạ còn yếu không nên ăn các món ăn tanh, nhưng để cân bằng cơ thể, bổ sung thêm chất thì việc ăn thịt, cá, mực là điều cần thiết.

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: bổ sung thêm canxi thông qua sữa, phô mai, yaourt… sẽ giúp răng, xương của mẹ và con được chắc khỏe hơn.

  • Tôm: nếu bạn đang trong giai đoạn sản dịch ra nhiều, thì ăn tôm để co hồi tử cung và đẩy nhanh chất dịch còn ứ đọng trong tử cung là một lựa chọn tuyệt vời.

  1. Dành cho phụ nữ sinh mổ

  • Khác với sinh thường thì các mẹ sinh mổ cần thời gian hồi phục lâu hơn, nên trong 1-2 ngày đầu tiên nên chọn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như: cháo, mì, trứng gà… không nên sử dụng thức ăn nhiều mỡ như chân giò, đồ xào…

  • Sau 5-7 ngày hệ tiêu hóa được phục hồi dần thì có thể chuyển sang thức ăn nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng như canh gà, xương hầm…

  • Nên bổ sung các thực phẩm nhiều đạm và sắt để hỗ trợ sản sinh lượng máu đã mất khi mổ, giúp cơ thể phục hồi được nhanh chóng hơn, các mẹ nên ăn những loại thịt đỏ như bò, heo, cá hồi…

  • Khi đã bổ sung đầy đủ thịt, cá, trứng thì không thể bỏ qua rau xanh, với một lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp mẹ không bị táo bón, lại bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Bạn nên chọn rau có tính mát như ngót, mồng tơi, cải bắp… dùng các loại trái cây như chuối, bưởi, thanh long, dưa hấu…

thực đơn cho phụ nữ sinh mổ

>> Xem thêm: 10 thực phẩm bổ sung canxi cho bé mà các mẹ không nên bỏ qua

II. Thực đơn dành cho bà đẻ sau sinh đảm bảo dinh dưỡng

  1. Thực đơn dinh dưỡng

Thực đơn 1:

  • Cơm trắng

  • Canh rau ngót nấu thịt băm

  • Tôm rang

  • Đỗ xanh luộc

  • Trứng hấp

thực đơn 1 cho bà đẻ sau sinh

 

Thực đơn 2:

  • Cơm trắng

  • Rau cải luộc

  • Canh sườn nấu củ quả (khoai tây, cà rốt, đậu bắp)

  • Ruốc heo

  • Tráng miệng đu đủ chín

thực đơn 2 cho bà đẻ sau sinh

 

Thực đơn 3:

  • Cơm trắng

  • Canh rau ngót nấu sườn

  • Thịt bò xào

  • Đỗ luộc

  • Tráng miệng táo

thực đơn 3 cho bà đẻ sau sinh

 

Thực đơn 4:

  • Cơm trắng

  • Đậu bắp luộc

  • Canh mồng tơi nấu thịt

  • Tim heo rim nước mắm

  • Trứng luộc

  • Tráng miệng lê

thực đơn 4 cho bà đẻ sau sinh

Thực đơn 5:

  • Cơm trắng

  • Canh củ cải nấu thịt

  • Tôm rang

  • Trứng luộc

  • Thịt heo luộc

  • Rau luộc

  • Tráng miệng hồng xiêm

 

thực đơn 5 cho bà đẻ sau sinh

 

Thực đơn 6:

  • Cơm trắng

  • Su hào xào thịt

  • Trứng chả nhân trứng muối hấp

  • Canh sườn

  • Tráng miệng quả na

 

thực đơn 6 cho bà đẻ sau sinh

 

Thực đơn 7:

  • Cơm trắng

  • Trứng cuộn giò sống hấp + chiên

  • Mướp và giá xào cật

  • Canh rau ngót nấu thịt

  • Tráng miệng chuối

 

thực đơn 7 cho bà đẻ sau sinh

Thực đơn 8:

  • Cơm trắng

  • Giò lụa

  • Cá nục kho dứa

  • Đậu xào

  • Bí xanh luộc

thực đơn 7 cho bà đẻ sau sinh

Thực đơn 9:

  • Cơm trắng

  • Tôm rim

  • Thịt viên sốt cà chua

  • Canh rau nấu tôm

  • Bí xanh luộc

  • Tráng miệng táo xanh

thực đơn 9 cho bà đẻ sau sinh

Thực đơn 10:

  • Cơm trắng

  • Canh mồng tơi nấu thịt

  • Thịt nạc kho

  • Bí đỏ luộc

thực đơn 10 cho bà đẻ sau sinh

>> Xem thêm: Các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phát triển tốt nhất

  1. Những lưu ý khi chế biến món ăn cho bà đẻ

“Sữa mẹ tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” là những khuyến cáo từ chuyên khoa dành cho các mẹ, chính vì thế thực đơn hàng ngày của phụ nữ sau sinh cũng cần được chú trọng để bổ sung những dưỡng chất cần thiết, để cơ thể được phục hồi nhanh nhất, sữa về nhiều dành cho bé.

  • Những ngày đầu nên dùng các thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, mì… nhưng không dùng bún vì trong bún có chứa những chất không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh. Không nên dùng các thức ăn có nhiều mỡ, sẽ tới khó tiêu và chướng bụng.

  • Thực đơn hàng ngày cần phải đa dạng, phối kết hợp giữa các thức ăn tinh và thô sao cho hợp lý, mỗi ngày có thể ăn từ 5-6 bữa.

  • Không ăn đồ sống, mỡ, cay nóng, có chất kích thích và trong thời gian cho con bú phải tuyệt đối kiêng rượu, hút thuốc.

  • Nếu sinh thường, nên sử dụng thức ăn có ít chất bã và chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng bị táo bón.

  • Nếu sinh mổ thì áp dụng chế độ thức ăn lỏng đến đặc dần để hệ thống tiêu hóa từ từ thích nghi với đồ ăn.

Phụ nữ sau sinh thuộc nhóm đối tượng có sức khỏe còn yếu, hệ miễn dịch suy giảm vì thế chúng tôi khuyến khích  các bạn sử dụng máy rửa thực phẩm Ecomama để khử độc, khử trùng thực phẩm trước khi sử dụng giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Trên đây là những thực đơn cùng các món ăn chế biến đơn giản, không cầu kỳ, nguyên liệu dễ kiếm lại tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh, vừa lợi sữa lại không bị  tăng cân. Sau một hành trình đầy vất vả thì cơ thể của mẹ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để có thể phục hồi nhanh nhất, mang lại dòng sữa ngọt ngào và dồi dào cho bé. Hy vọng với thực đơn hấp dẫn ở trên, mẹ có thể có những bữa ăn dinh dưỡng mà không hề bị ngán.

Bài viết liên quan

Cách làm bánh xèo Nam Bộ ngon giòn bùi đúng kiểu
Cách làm bánh xèo Nam Bộ ngon giòn bùi đúng kiểu
Cách làm bánh xèo Nam Bộ ngon giòn bùi đúng kiểu

Thật là khó để cưỡng lại vị ngon giòn bùi của bánh xèo Nam Bộ, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có thể thưởng thức chúng tại nhà do chính tay bạn chế biến phải không nào.

9 bí quyết khử mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả
9 bí quyết khử mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả
9 bí quyết khử mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả

Cá có hương vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng nhưng có thể để lại mùi khó chịu mà bạn muốn loại bỏ! Những mẹo nhỏ này sẽ mang đến cho bạn những giải pháp đánh bay mùi tanh của cá nhanh chóng và hiệu quả.