Trái cây vừa có công dụng giải độc mát gan, tiêu hóa tốt; công dụng làm đẹp cũng rất tốt. Vào ngày hè nóng nực, bạn nên tăng cường bổ sung cho mình thật nhiều loại hoa quả
Nóng trong người là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho tới người già. Đó là tình trạng cơ thể luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, và thường ra mồ hôi ở chân tay, nổi mụn nhọt, táo bón, mất ngủ… Nóng trong người không phải vấn đề nguy hiểm, nhưng nếu để kéo dài sẽ dẫn đến nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy giảm hệ miễn dịch, mất đề kháng, dễ nhiễm khuẩn… Vậy nóng trong người nên uống gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Hãy cùng ECOMAMA tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
I. Dấu hiệu nhận biết khi bị nóng trong người
1. Mẩn ngứa, mụn nhọt
Khi bị nóng trong người bạn sẽ gặp phải tình trạng nổi mụn nhọt, mề đay, phù nề, mẩn ngứa và nổi rôm sảy ở các bé. Đây chính là những biểu hiện của việc nóng do chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc và chuyển hóa độc tố giảm dẫn tới việc tích tụ độc tố trong gan, lâu dần bị xâm qua da. Nếu tình trạng này kéo dài kèm theo vàng da, táo bón thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay.
2. Thay đổi nhiệt độ và màu da
Khi bị nóng trong người thì bạn sẽ luôn có cảm giác nóng nực, khó chịu ngay cả khi thời tiết mát mẻ. Lúc này lượng Bilirubin trong máu đang không chuyển hóa để bài tiết ra ngoài được, sẽ tích tụ lại và làm da chuyển màu vàng. Điều này có thể nhìn thấy rõ nhất ở kết mạc mắt, lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc lưỡi.
3. Quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt
Một trong những dấu hiệu đang cho thấy bạn bị nóng trong người đó là quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt, bạn nên đi khám để chắc chắn sức khỏe của mình được cải thiện kịp thời
4. Hơi thở có mùi hôi
Khi bị nóng trong người gan sẽ sản sinh ra nhiều ammonia gây ra hơi thở có mùi khó chịu, nếu không phải do bị hở van dạ dày hoặc do vệ sinh cá nhân kém thì đây chính là một hiện tượng của việc bị nóng trong người.
5. Môi đỏ, căng mọng và nứt nẻ
Khi bị nóng trong người sẽ có dấu hiệu môi đỏ, căng và nứt nẻ cùng nước tiểu vàng điều đó cho thấy cơ thể đang thiếu nước. Bạn hãy bổ sung thêm nhiều nước cùng chế độ ăn lành mạnh để cơ thể không bị nóng.
>>> Đọc thêm: Các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phát triển tốt nhất
6. Chảy máu răng, chảy máu cam
Nếu bạn bị chảy máu răng hay máu cam thì đây chính là biểu hiện của việc bạn bị nóng trong người, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
7. Mất ngủ
Nếu không do phải suy nghĩ, do môi trường tác động hay do ban ngày ngủ quá nhiều mà bạn lại bị mất ngủ thì đó là dấu hiệu của việc bị nóng trong người gây ra. Bởi tay chân bứt rứt, khó chịu sẽ khiến bộ não không thể thư giãn để vào giấc ngủ được.
8. Thay đổi về phân và nước tiểu
Khi nóng trong người cũng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là gan và đường ruột làm việc kém hậu quả dẫn tới phân có màu bạc hơn, nước tiểu vàng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phân biệt được rõ ràng vì trong một số trường hợp có thể là do đồ ăn cũng dẫn đến hiện tượng này.
9. Cơ thể gầy không thể tăng cân
Khi bị nóng trong người cơ thể sẽ hấp thụ và tiêu hóa kém hơn, dẫn tới cơ thể bị xanh xao và gầy gò. Bạn có thể thanh nhiệt cơ thể để nhiệt độ cơ thể trở về trạng thái bình thường, cân nặng của bạn sẽ tự tăng lên để hài hòa trở lại.
10. Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Khi bị nóng trong người bạn sẽ bị táo bón mặc dù đã bổ sung đầy đủ chất xơ cũng như chế độ ăn khoa học. Chất béo không được chuyển hóa và chất độc không được đào thải ra ngoài sẽ khiến cho khả năng tiêu hóa gặp vấn đề, báo hiệu rằng gan đang bị suy yếu.
II. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nóng trong người
-
- Ăn quá ít chất xơ
-
- Ăn đồ ăn có nhiều gia vị và dầu mỡ
-
- Uống ít nước trong ngày
-
- Hút thuốc lá thường xuyên
-
- Uống đồ uống có chất kích thích
-
- Ít vận động, thể dục thể thao
-
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm
III. Bị nóng nhiệt trong người nên uống gì cho mát?
1. Trà bí đao
Trà bí đao là một trong những loại trà giúp thải độc, thanh lọc cơ thể rất tốt. Loại thảo mộc này giúp lợi tiểu, tốt cho gan thận và hai cơ quan thải độc tốt cho cơ thể. Nhờ đó mà các chất thải được đào thải tốt hơn, không những vậy trong đông y thì bí đao có tính lạnh, nhờ đó mà trà bí đao giúp giải nhiệt rất tốt.
- Cách làm trà bí đao cũng rất đơn giản với nguyên vật liệu dễ kiếm gồm 2kg bí đao, 4 quả la hán, 50g hạt chia.
- Bạn gọt sạch vỏ và rửa sạch quả bí, bỏ hạt cắt thành miếng nhỏ → cho bí vào đun cùng 2 lít nước, tới khi sôi thì cho quả la hán vào → Ninh hỗn hợp trong 1,5 - 2 tiếng tới khi trà bí đao chuyển qua màu nâu đen, trong lúc ninh nước bạn đem ngâm hạt chia vào nước lọc khoảng 1 tiếng để hạt nở ra → Lọc lấy nước cốt bí đao pha cùng nước lọc theo tỉ lệ 1:3, cho thêm 1-2 muỗng canh hạt chia vào và uống cùng trà. Như vậy là bạn đã có cho mình một món trà bí đao thơm ngon, loại bỏ nóng trong người, bạn nên dùng trà bí đao trong 1 tuần để đạt được hiệu quả.
>> Đọc thêm: Các loại rau giúp giảm cân nhanh nhất
2. Nước gạo lứt rang
Gạo lứt có rất nhiều công dụng và trong đó gạo lứt rang là nguyên liệu tuyệt vời cho việc thanh lọc cơ thể. Với thành phần tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo cùng nhiều dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B, nhóm axit, phytic, khoáng chất canxi, sắt, magie, kali….
Gạo lứt còn tốt cho người bị tiểu đường, mỡ máu, tim mạch, huyết áp cao, người có sức đề kháng kém… trong gạo lứt rang chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng chất xơ, giúp cơ thể đào thải chất dư thừa và độc tố ra ngoài cơ thể.
- Nguyên liệu và cách làm cũng rất đơn giản với 100g gạo lứt và 2 lít nước.
- Bạn đem rang gạo lứt tới khi tỏa ra hương thơm và chuyển sang màu đậm → đem gạo đã rang nấu với 2 lít nước tới khi mềm nhừ, thêm chút muối để đậm vị hơn → đợi nước bớt nóng bạn lọc lấy nước để uống, ngoài ra bạn có thể cho gạo lứt vào ấm trà và pha uống bình thường.
3. Trà Atiso lá dứa
Hoa Atiso chứa những dược tính quý báu, giúp thanh lọc cơ thể, làm mát và tốt cho những người bị nóng, ăn không ngon ngủ không yên. Khi được kết hợp cùng lá dứa sẽ có vị thơm và kích thích vị giác, thúc đẩy cho men tiêu hóa hoạt động.
- Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị là 5 bông hoa Atiso tươi, 1 bó lá dứa, 3 lít nước và 2 viên đường phèn.
- Lá dứa và hoa Atiso đem rửa sạch → cho nguyên liệu vào nồi đun sôi cùng 3 lít nước trong 30 phút → tắt bếp ủ 6 tiếng, cho thêm đường phèn và nấu cho tan đường, vừa khẩu vị thì dừng lại → đổ nước trà Atiso lá dứa vào chai, để tủ lạnh uống dần.
4. Trà khổ qua
Trong trà khổ qua chứa nhiều vitamin C cùng chất chống oxy hóa, giúp ổn định huyết áp , giảm axit uric máu và điều trị tiểu đường khá tốt. Nhờ hàm lượng vitamin C cùng chất chống oxy hóa cao, trà khổ qua giúp hạ men gan, loại bỏ nóng trong người, giải độc gan và điều trị mụn nhọt hiệu quả.
- Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị là khổ qua tươi và nước.
- Khổ qua rửa sạch, thái lát mỏng rồi đem phơi khô tới khi chuyển màu sậm → để khổ qua đã phơi vào bình thủy tinh để bảo quản được tốt nhất. → bạn chỉ cần lấy khổ qua đã phơi khô pha trà uống bình thường, có thể thêm đường để giảm vị đắng, nên dùng nóng để phát huy hiệu quả.
Lưu ý bạn chỉ nên uống 2-3 lần trên tuần, bởi do khổ qua có tính mát nên người bị huyết áp và trẻ dưới 2 tuổi không nên sử dụng. Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều, sẽ gây tới tình trạng bị đau bụng và rối loạn tử cung dẫn tới sinh non, sảy thai.
Lưu ý nhỏ: với các loại rau củ quả bạn cần rửa sạch cẩn thận đúng cách trước khi sử dụng.
Các chuyên gia sức khoẻ luôn khuyến cáo chúng ra rằng: rau củ, hoa quả không được rửa đúng cách sẽ gây ngộ độc thực phẩm vì chứa nhiều vi khuẩn, chất độc gây hại.
Trái cây, rau củ quả tươi được bày bán ở chợ, cửa hàng thực phẩm hay siêu thị đều có chứa 1 lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt.
Hơn nữa, những loại thực phẩm này có thể đã bị nhiễm vi khuẩn truyền bệnh do tiếp xúc với nhiều người mua hàng.
Do đó, rửa trái cây, rau củ quả đúng cách là một yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp loại bỏ lượng thuốc trừ sâu, hoá chất và mầm bệnh có trong các thực phẩm này. Mang đến cho gia đình bạn một bữa ăn thơm ngon, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
Để thực phẩm, hoa quả, thức ăn của bạn đạt hiệu quả cao nhất các bạn đừng quên sử dụng máy rửa thực phẩm đa năng Ecomama để làm sạch, khử độc, khử trùng, loại bỏ mọi tàn dư hóa chất bám trên bề mặt thực phẩm.
Máy rửa hoa quả, thực phẩm, dụng cụ ăn uống Ecomama là thương hiệu duy nhất tại Việt Nam, ứng dụng cả 2 công nghệ làm sạch thực phẩm hiện đại nhất đang được ứng dụng tại Đức, Hàn Quốc: Công nghệ sóng siêu âm cao tần và công nghệ Ozone tinh sạch giúp loại bỏ hóa chất, vi khuẩn có hại trong thực phẩm một cách nhanh chóng mà không làm biến dạng, biến chất của thực phẩm.
Với mẫu mã đẹp, thân thiện cho không gian bếp, dung tích lớn lên đến 11L, tích hợp thêm nhiều chức năng rửa đa dạng theo từng loại thực phẩm.
Thay vì phó thác sức khỏe của mình vào lương tâm của người cung cấp và kinh doanh, bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình bằng máy rửa thực phẩm Ecomama –một sản phẩm tích hợp đầy tiện lợi ,tiết kiệm thời gian với mẫu mã vô cùng thanh lịch , sang trọng cho căn bếp của bạn.
5. Sữa gạo
Gạo chứa hàm lượng chất xơ cao nên giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể và loại bỏ nóng trong cơ thể. Nguyên liệu rất đơn giản và dễ kiếm, hương vị cũng dễ thưởng thức.
- Bạn chỉ cần chuẩn bị 300g gạo tẻ, 2 túi sữa tươi không đường, 1 muỗng cafe sữa đặc, 100g đường trắng.
- Gạo tẻ rang tới khi chuyển màu và có mùi thơm → Đảo đều tay, sau đó đem gạo đã rang ngâm với sữa tươi không đường khoảng 30 phút → Đun tới khi sôi nhỏ, tắt bếp đợi sữa nguội thì cho thêm sữa đặc, đường khuấy đều → Lọc lấy sữa uống.
>> Đọc thêm: Sữa óc chó có tốt không? Sữa óc chó có những lợi ích gì?
6. Trà đào cam sả
Trà đào cam sả là thức uống khá phổ biến trong mùa hè mà nhiều gia đình đều tự làm để giải nhiệt cho các thành viên. Bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa trà, cam và sả giúp thanh lọc cơ thể rất tốt.
- Bạn cần chuẩn bị: 150ml nước sôi, 10ml nước đào ngâm, 25ml đường nước, đào ngâm, cam, sả, 2 gói trà đào túi lọc và đá viên.
- Đập dập sả đun sôi lấy nước cốt, bỏ bã → Vắt cam lấy nước, để 1 lát cam tươi trang trí → Pha 2 gói trà đào túi lọc bằng nước cốt sả → Pha 20ml nước cam, nước đào ngâm cùng nước đường vào trà rồi khuấy đều → Cho các lát đào đã ngâm và đá vào bình thủy tinh, đổ hỗn hợp trà đào, sả vào → Trang trí cùng cam, bạc hà.
7. Nước sắn dây
Bột sắn dây đã quá quen thuộc với công dụng thanh nhiệt, nhưng có một vài lưu ý dành cho bạn khi sử dụng bột sắn dây để phát huy được hết công dụng:
-
Không nên uống quá 1 ly bột sắn trong một ngày, bởi nếu uống quá nhiều sẽ phản tác dụng.
-
Không thêm mật ong vào bột sắn dây, bởi hai thành phần này kết hợp sẽ tạo thành chất độc, không tốt cho cơ thể.
-
Không kết hợp bột sắn dây cùng hoa bưởi, bởi hoa bưởi sẽ làm giảm tác dụng của sắn dây.
- Bạn cần chuẩn bị 1 muỗng bột sắn dây, đường, 2 quả quất, 100ml nước lọc và đá viên
- Quất vắt nước cốt và bỏ hạt → pha bột sắn dây với nước lọc và thêm đường, khuấy tan hỗn hợp → cho thêm nước cốt quất và đá viên vào, vậy là đã có thể thưởng thức rồi.
8. Nước rau má
Rau má là thực phẩm có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như beta-caroten, kẽm, sắt, vitamin B, C, K… giúp phòng ngừa nóng trong người, giải độc và tăng cường thêm sức đề kháng. Bạn có thể làm nước ép rau má, rất dễ mà lại thơm ngon.
- Bạn cần chuẩn bị 150g rau má, 300ml nước lọc, đường và đá lạnh.
- Rau má nhặt sạch, rửa và để ráo nước → cho vào xay ép thành nước → Lọc bã lấy nước cốt, thêm chút đường để không bị tanh, cho đá và thưởng thức.
9. Nước râu ngô
Nước râu ngô chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa nên cực kỳ thanh mát, giúp lợi tiểu, tăng bài tiết mật và làm mát cơ thể.
- Bạn cần chuẩn bị 50g râu ngô tươi hoặc khô, 2 lít nước lọc, đường phèn và đá lạnh
- Râu ngô đem rửa sạch → đun sôi nước và cho râu ngô vào, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút thì tắt bếp → lọc lấy phần nước, cho thêm đường, đá khuấy đều và thưởng thức.
Bên cạnh việc sử dụng những loại trà được chế biến từ thành phần thiên nhiên thì bạn cũng có thể dùng thuốc, nhưng hãy đi thăm khám để đảm bảo bạn đã uống thuốc đúng bệnh. Với những dấu hiệu nhận biết và thực đơn uống như trên, hy vọng bạn và gia đình sẽ có những đồ uống tươi ngon, thơm mát và thanh lọc cơ thể tốt nhất.