Trái cây vừa có công dụng giải độc mát gan, tiêu hóa tốt; công dụng làm đẹp cũng rất tốt. Vào ngày hè nóng nực, bạn nên tăng cường bổ sung cho mình thật nhiều loại hoa quả
Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và không nên ăn gì? Khi bị ngộ độc thực phẩm bạn sẽ thường có dấu hiệu bị nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, mất sức đó là những phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Nhưng vì thế cơ thể sẽ bị mất nước và các chất điện giải, ăn uống là một biện pháp tốt để cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi bị ngộ độc thực phẩm.
Bài viết liên quan:
- Ngộ độc thực phẩm - Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
- Các phương pháp bảo quản thực phẩm
Vậy khi bị ngộ độc, những thực phẩm nào nên ăn và thực phẩm nào không nên ăn? Hãy cùng Ecomama đi tìm đáp án qua bài viết dưới đây nhé!
I- Những dấu hiệu chứng tỏ bạn bị ngộ độc thực phẩm
-
Hiện nay tình trạng bị ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng cao, nguyên nhân đều xuất phát từ việc vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thực sự được đảm bảo.
-
Thức ăn và dụng cụ không vệ sinh sạch sẽ, là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn như Campylobacter, Salmonella… sinh sôi, phát triển và tấn công hệ tiêu hóa của con người gây đến ngộ độc.
-
Cách bảo quản và chế biến thức ăn không đúng, không nấu chín là nguyên nhân khiến các chất trong thức ăn chuyển hóa thành chất độc hại.
-
Thuốc bảo quản, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật còn tồn đọng trong thực phẩm không được xử lý sạch, cũng gây ra ngộ độc thực phẩm.
Những dấu hiệu nhận biết khi bị ngộ độc thực phẩm mà bạn cần lưu tâm:
-
Buồn nôn, tiêu chảy kéo dài trong thời gian 3 ngày không đỡ.
-
Đau bụng dữ dội hoặc râm ran kéo dài hơn 48h.
-
Xuất hiện tình trạng máu trong phân hoặc chất nôn.
-
Sốt nhẹ, chán ăn kéo dài khoảng 12h.
-
Cơ thể mệt mỏi, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít, cơ thể yếu hơn bình thường, hoa mắt chóng mặt, ngứa ran 2 cánh tay.
-
Đau đầu, hoa mắt, trong người cảm thấy khó chịu.
Ngộ độc thực phẩm không ngoại trừ một ai, nhưng có một vài đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất thường có sức đề kháng yếu như: phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, gan…
II- Khi bị ngộ độc bạn nên làm gì đầu tiên?
Khi rơi vào tình huống bị ngộ độc thực phẩm thì bạn cần xử lý kịp thời để hạn chế tối đa việc cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, mệt mỏi quá độ.
-
Ngộ độc trong 46h thì thức ăn vẫn còn trong dạ dày, bạn nên cố gắng nôn ói hết thức ăn ra ngoài bằng cách móc họng hoặc uống nước muối pha loãng.
-
Nếu đối với người hôn mê hay trẻ nhỏ thì không nên móc họng hay kích nôn, mà nên nằm thấp đầu nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc, sau đó đưa đến bệnh viện nhanh chóng.
-
Nếu trường hợp nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng cách bù nước, dung dịch điện giải oresol.
-
Không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy, nhất là với trẻ nhỏ có thể dẫn tới bị lồng ruột, liệt ruột cực kỳ nguy hiểm.
-
Khi tình trạng nặng xảy ra, bệnh nhân co giật, ngừng thở cần được hô hấp nhân tạo ngay lập tức, sau đó đưa tới bệnh viện gần nhất.
III- Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và không nên ăn gì?
1. Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
-
Bổ sung nước cho cơ thể
Ngộ độc thực phẩm sẽ làm cho cơ thể bị mất nước, mệt mỏi vì thế việc hấp thụ chất lỏng rất quan trọng. Cùng với đó, nôn ói và tiêu chảy cũng dẫn đến tình trạng bị mất nước, bạn nên cố gắng uống thật nhiều nước hoặc chia nhỏ thành từng ngụm.
Sử dụng đồ uống chứa chất điện giải là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng mất nước trong thời gian này, hay nước từ các thức ăn lỏng như súp, cháo, trái cây cũng là nguồn cung cấp nước hiệu quả giúp bạn giảm mệt mỏi và có thêm năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể dùng các loại đồ uống như:
-
Nước soda không chứa caffeine
-
Nước dừa tươi, nước khoáng
-
Các loại trà không chứa caffeine như trà hoa cúc, trà bạc hà...
-
Ăn thức ăn nhạt
Khi đã cảm thấy có thể tiêu hóa thức ăn, bạn nên dùng những món ăn nhẹ và nhạt để giảm tải cho dạ dày và đường tiêu hóa, chẳng hạn như thực phẩm chứa ít ngọt, ít chất béo. Tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến tình trạng khó chịu trở nên nghiêm trọng hơn.
Những thực phẩm được khuyến khích người bị ngộ độc nên dùng:
-
Trái cây: trong các loại trái cây có cách Carbohydrate phức tạp và đường tự nhiên, cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng. Nhưng không phải trái cây nào cũng mang lợi ích cho cơ thể sau khi bị ngộ độc, bạn nên lựa chọn chuối và ăn ít một sẽ giúp làm dịu dạ dày và cảm giác buồn nôn hơn.
-
Ngũ cốc, yến mạch
-
Lòng trắng trứng
-
Mật ong: đây là một lựa chọn tuyệt vời để giải quyết hậu quả của ngộ độc thực phẩm. Bởi trong mật ong có chứa những chất kháng khuẩn tự nhiên, điều trị tốt cho chứng khó tiêu. Bạn có thể dùng một thìa mật ong ở dạng nguyên chất hoặc bỏ vào một cốc trà nóng rồi uống.
-
Cơm hoặc cháo trắng: đây là nguồn thức ăn hoàn hảo sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bởi do không bị kích thích dạ dày và đủ năng lượng cho cơ thể.
-
Súp cà rốt: sẽ giúp cung cấp năng lượng và ổn định dạ dày, đây là một trong những thực phẩm được lựa chọn khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc bổ sung. Các Pectin có trong cà rốt sẽ giúp hạn chế tình trạng bị tiêu chảy.
-
Bánh mì nướng: bên cạnh cơm và cháo trắng thì bánh mì là thực phẩm dễ dung nạp có thể đưa vào thực đơn, vì giúp người bệnh có cảm giác nhẹ bụng, dễ tiêu hóa.
-
Gừng: trà gừng kết hợp với một vài giọt mật ong để uống, ngậm hoặc nhai vài lát gừng tươi cũng làm giảm bớt hậu quả của ngộ độc thực phẩm.
-
Chanh: chanh có vị chua, có tính kháng khuẩn, có tác dụng chống viêm mạnh, chống virus và có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ra ngộ độc. Uống vài cốc nước chanh ấm sau khi ngộ độc sẽ có tác dụng hữu hiệu.
-
Lá húng quế: đây là loại rau thơm có thể giúp giảm bớt đi sự khó chịu khi bạn bị ngộ độc thức ăn. Cách dùng bạn chỉ cần ép lá húng quế, pha cùng một chút mật ong uống trong ngày, thì các cảm giác khó chịu sẽ giảm đi rất nhiều.
2. Bị ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì?
1. Thực phẩm làm từ sữa
Khi bị ngộ độc thực phẩm thì các thực phẩm được làm từ sữa như phô mai, kem, sữa tươi có thể làm dạ dày bị kích ứng và gây đau bụng. Vì thế, hãy loại bỏ những thực phẩm này khỏi thực đơn cho tới khi tình trạng ngộ độc đã khỏi hoàn toàn nhé.
2. Thức ăn giàu chất béo
Khi bị ngộ độc thì hệ tiêu hóa của bạn đang rất yếu, vì thế các thực phẩm chiên rán như gà, khoai tây chiên và các món giàu chất béo khác đều khiến tình trạng rối loạn dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, sau những tổn thương.
3. Đồ cay nóng
Các thực phẩm cay nóng cũng là những thức ăn có thể gây kích ứng dạ dày và làm cho tình trạng ngộ độc tiến triển nặng hơn, vì thế bạn cũng nên loại bỏ khỏi thực đơn của mình nhé.
4. Thực phẩm gây đầy hơi
Khi bị ngộ độc thực phẩm bạn nên hạn chế dùng táo, bắp cải hay hành tỏi… để tránh gây đầy hơi, hệ tiêu hóa cũng sẽ giảm bớt gánh nặng làm việc và bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, dạ dày cũng có thể đỡ đau hơn sau những hệ quả xấu mà ngộ độc thực phẩm gây ra.
5. Những đồ uống có chứa chất kích thích
Khi bị ngộ độc việc nạp nhiều chất lỏng luôn được ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn nên hạn chế một vài loại thức uống làm gia tăng tình trạng mất nước khi bị nôn, tiêu chảy như cà phê, trà có chứa caffeine, nước socola…
IV- Sử dụng máy rửa thực phẩm ECOMAMA
Rửa thực phẩm trước khi sử dụng luôn bước sơ quan trọng mà hầu hết không thể bỏ qua trong quá trình chế biến thực phẩm. Rau củ quả trong quá trình trồng trọt được phu thuốc các loại hóa chất, đối với các loại thịt, hải sản được bày bán ngoài chợ bụi bẩn, các côn trùng như ruồi muỗi thường bám trên thực phẩm, nếu không làm sạch thì vi khuẩn, bụi bẩn cũng như các loại hóa chất tồn dư còn lại trên rau củ, thịt, hải sản có thể đi vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Nhưng việc rửa thực phẩm theo cách truyền thống chưa thể loại bỏ hết các tạp chất và dần thay thế bởi cách sử dụng các loại máy rửa thực phẩm chuyên dụng bởi có khả nhiều người rửa thực phẩm nhưng chưa đúng cách khiến bụi bẩn, vi khuẩn, hóa chất không được loại bỏ hết mà còn làm cho thực phẩm mất đi thành phần dinh dưỡng của nó. Trong khi đó, các loại máy rửa thực phẩm thì có nhiều tác dụng tích cực hơn như:
- Rửa sạch rau củ, thực phẩm hiệu quả nhờ các công nghệ tiên tiến như sục ozone và sóng siêu âm có thể loại bỏ các mảng bám bẩn cứng đầu, hóa chất trên bề mặt củ quả nhanh chóng mà không hề làm hỏng thực phẩm hay làm biến dạng, biến chất thực phẩm.
- Máy rửa thực phẩm vận hành vô cùng đơn giản, dễ dàng, ai cũng có thể sử dụng được.
- Nếu cách rửa truyền thống khiến bạn mất nhiều thời gian thì máy rửa hoa quả sẽ bỏ quả các công đoạn rườm rà nhờ vào các tính năng cao cấp. Ngoài ra, bạn có thể tùy chỉnh thời gian rửa cho phù hợp với từng loại thực phẩm riêng.
- Máy rửa thực phẩm giúp người nội trợ tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nước hơn so với các phương pháp tẩy rửa truyền thống.
Trên đây là những lưu ý dành cho bạn khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và cvkhông ăn gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có được giải pháp phù hợp và an toàn nhất đối với tình trạng mà mình gặp phải. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt cùng hệ tiêu hóa khỏe mạnh!