Trái cây vừa có công dụng giải độc mát gan, tiêu hóa tốt; công dụng làm đẹp cũng rất tốt. Vào ngày hè nóng nực, bạn nên tăng cường bổ sung cho mình thật nhiều loại hoa quả
Ăn đậu phụ có tốt không? Đậu phụ hay còn có tên gọi khác là đậu hũ, vón là món ăn thân thuộc với mỗi gia đình Việt. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng dồi dào, chế biến đa dạng, phù hợp với nhiều chế độ ăn khác nhau mà vị béo nhẹ, mềm mịn của món ăn này còn chinh phục được nhiều thực khách sành ăn. Như vậy, có thể thấy ăn đậu phụ rất tốt cho chế độ dinh dưỡng cũng như sức khỏe của bạn và gia đình.
Đậu phụ là thành phẩm được chế biến từ đỗ tương sau quá trình ngâm, xay, lọc và ép thành khuôn. Đậu phụ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn khoáng chất thiết yếu như: canxi; sắt; magie;... protein, cùng các axit amin thiết yếu khác cho cơ thể. Hơn nữa, loại thực phẩm này không chứa cholesterol lại cung cấp ít calo nên rất tốt cho sức khỏe; phù hợp với những người ăn kiêng - giảm cân hay ăn chay.
Món ăn tốt cho sức khỏe và phù hợp cả với người ăn chay - ăn kiêng
1- Thành phần chất dinh dưỡng có trong đậu phụ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong 100g đậu phụ sẽ có đầy đủ: 82 kcal; 3,53g Carbohydrate; 2,35g chất béo; 10,59g đạm; 118g canxi; 3,9g sắt; 9g natri và nhiều khoáng chất quan trọng khác. Chính nguồn dinh dưỡng tự nhiên - tốt cho sức khỏe này đã giúp đậu phụ ghi tên mình vào danh sách “Những món ăn lành mạnh và tốt cho cơ thể”. Là sản phẩm có nguồn gốc thực vật nên đậu phụ có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn hoặc kết hợp những nguyên liệu khác nhau, do vậy sẽ luôn có món ăn mới lạ từ đậu phụ mỗi ngày.
>> Bài viết liên quan: Sữa óc chó có tốt không?
2- Ăn đậu phụ có tốt không?
Sử dụng đậu phụ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp bạn đạt được 8 lợi ích tuyệt vời sau:
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Hợp chất isoflavone có trong đậu phụ có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol (xấu LDL) có trong cơ thể mà không làm ảnh hưởng tới cholesterol HDL. Hơn nữa, việc sử dụng protein có trong đậu hũ thay cho nhóm thực phẩm protein có nguồn gốc động vật giúp giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao và xơ vữa động mạch vành. Theo khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ viết tắt là FDA thì để đạt được hiệu quả tốt nhất mỗi ngày trong khẩu phần ăn nên cung cấp đủ 25g protein từ đậu phụ.
Tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn
- Giảm nguy cơ mắc ung thư: Trong đậu phụ có isoflavone và genistein là hai hợp chất có khả năng ức chế tế bào ung thư phát triển và lây lan nhờ đặc tính chống oxy hóa cao. Chính bởi vậy, việc ăn đậu phụ giúp bổ sung một lượng genistein và isoflavone tự nhiên vào trong cơ thể; thúc đẩy quá trình đào thải tự nhiên; ức chế và ngăn ngừa các bệnh về ung thư.
>> Hiểu lầm: đậu phụ và ung thư vú không có bất cứ mối liên hệ nào với nhau. Do vậy quan điểm “ăn nhiều đậu phụ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú” là hoàn toàn không chính xác.
- Hỗ trợ kiểm soát tiểu đường tuýp 2: Tiêu thụ protein trong đậu phụ sẽ tốt hơn so với protein có nguồn gốc động vật bởi người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường mắc phải chứng suy thận. Do vậy, lượng protein động vật sẽ dễ bị bài tiết qua nước tiểu nên dẫn tới tình trạng thiếu hụt nước tiểu. Trong khi đó protein có trong đậu phụ sẽ ít bị bài tiết hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt protein gây ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể.
- Hỗ trợ chức năng thận: Hàm lượng protein tự nhiên có trong đậu phụ có thể tạo ra tác động tích cực tới hàm lượng lipid trong máu; việc kiểm soát nồng độ lipid có trong máu là biện pháp tốt giúp tăng cường chức năng thận. Do vậy, hàm lượng protein có trong đậu phụ có tác động tốt tới hoạt động bài tiết của thận; nhất là những người đang trong quá trình chạy thận.
- Hỗ trợ sức khỏe hệ xương khớp: Hợp chất isoflavone cũng có khả năng hỗ trợ sức khỏe hệ xương khớp tốt bởi khả năng làm tăng nồng độ khoáng trong xương. Đặc biệt, có tác dụng tốt với người cao tuổi; phụ nữ thời kỳ mãn kinh bởi lúc này hệ xương khớp đã suy yếu.
Hỗ trợ hệ xương khớp của bạn
- Phòng ngừa tổn thương gan: Một nghiên cứu trên cơ thể chuột đã chứng minh khả năng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do của đậu phụ - Nguyên nhân chính gây tổn thương gan và ảnh hưởng tới hoạt động của gan. Nói cách khác bổ sung đậu hũ trong chế độ dinh dưỡng hợp lý là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện chức năng gan và ngăn ngừa những tổn thương không mong muốn.
- Giảm triệu chứng khó chịu thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ: Hợp chất genistein trong đậu phụ giúp giảm thiểu tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thời kỳ mãn kinh như: nóng trong người, bốc hỏa, mất ngủ, khó chịu,... Đồng thời cũng giảm giúp phái nữ duy trì làn da và mái tóc đẹp.
- Hạn chế lão hóa: Hợp chất isoflavone cũng có tác dụng tốt trong việc cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng não bộ. Cùng với đó các sản phẩm từ đậu nành cũng có tác dụng tốt với người mắc chứng Alzheimer nhờ cung cấp hàm lượng lecithin dồi dào; thúc đẩy quá trình sản xuất axit phospholipid phosphatidic và phosphatidylserine. Hai hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của các neuron thần kinh.
>> Xem thêm: Củ cải trắng có tác dụng gì?
3- Nguồn gốc và phân loại đậu phụ
Theo đó có tới 03 giả thuyết về nguồn gốc của đậu phụ; tất cả đều chỉ ra rằng món ăn này bắt nguồn từ Trung Quốc và dần trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Cụ thể:
- Đậu phụ là món ăn do Lưu An - hoàng tử nhà Hán phát minh ra.
- Người Trung Quốc vô tình phát hiện ra cách làm đậu phụ trong quá trình đun sôi đậu nành đã xay với muối biển do canxi và magie có trong muối biển.
- Hoặc người Trung Quốc đã học được cách làm đậu phụ trong quá trình mô phỏng kỹ thuật đông sữa của người Ấn Độ và người Mông Cổ thời bấy giờ.
Đậu phụ là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc
Tùy theo phương thức chế biến mà đậu phụ có thể chia thành nhiều loại khác nhau như: đậu phụ thường, đậu phụ tươi, đậu phụ non, đậu phụ chiên, đậu phụ thối,... Mỗi loại lại có những hương vị và đặc trưng riêng.
Lưu ý nhỏ: với các loại rau củ quả bạn cần rửa sạch cẩn thận đúng cách trước khi sử dụng.
Các chuyên gia sức khoẻ luôn khuyến cáo chúng ra rằng: rau củ, hoa quả không được rửa đúng cách sẽ gây ngộ độc thực phẩm vì chứa nhiều vi khuẩn, chất độc gây hại.
Trái cây, rau củ quả tươi được bày bán ở chợ, cửa hàng thực phẩm hay siêu thị đều có chứa 1 lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt.
Hơn nữa, những loại thực phẩm này có thể đã bị nhiễm vi khuẩn truyền bệnh do tiếp xúc với nhiều người mua hàng.
Do đó, rửa trái cây, rau củ quả đúng cách là một yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp loại bỏ lượng thuốc trừ sâu, hoá chất và mầm bệnh có trong các thực phẩm này. Mang đến cho gia đình bạn một bữa ăn thơm ngon, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
Để thực phẩm, hoa quả, thức ăn của bạn đạt hiệu quả cao nhất các bạn đừng quên sử dụng máy rửa thực phẩm đa năng Ecomama để làm sạch, khử độc, khử trùng, loại bỏ mọi tàn dư hóa chất bám trên bề mặt thực phẩm.
Máy rửa hoa quả, thực phẩm, dụng cụ ăn uống Ecomama là thương hiệu duy nhất tại Việt Nam, ứng dụng cả 2 công nghệ làm sạch thực phẩm hiện đại nhất đang được ứng dụng tại Đức, Hàn Quốc: Công nghệ sóng siêu âm cao tần và công nghệ Ozone tinh sạch giúp loại bỏ hóa chất, vi khuẩn có hại trong thực phẩm một cách nhanh chóng mà không làm biến dạng, biến chất của thực phẩm.
Với mẫu mã đẹp, thân thiện cho không gian bếp, dung tích lớn lên đến 11L, tích hợp thêm nhiều chức năng rửa đa dạng theo từng loại thực phẩm.
Thay vì phó thác sức khỏe của mình vào lương tâm của người cung cấp và kinh doanh, bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình bằng máy rửa thực phẩm Ecomama –một sản phẩm tích hợp đầy tiện lợi ,tiết kiệm thời gian với mẫu mã vô cùng thanh lịch , sang trọng cho căn bếp của bạn.
4- Những món ngon từ đậu phụ
Một số món ăn ngon và dễ làm từ đậu phụ mà bạn và gia đình có thể tham khảo gồm:
- Đậu phụ rán: thái đậu thành miếng vừa ăn; rán vàng trong chảo dầu nóng khi các mặt vàng và giòn đều thì gắp ra. Có thể ăn kèm với tương ớt; xì dầu và nước mắm tỏi ớt.
Đậu phụ chiên giòn
- Đậu phụ chiên xù: Thái đậu thành từng miếng con chì vừa ăn; lăn qua trứng đánh tan rồi lăn qua bột mì, lại nhúng vào trứng đánh tan thêm một lần nữa rồi lăn qua bột chiên xù. Đem đậu phụ đã lăn bột chiên xù rán vàng trong chảo nóng ngập dầu tới khi vàng giòn là được. Thưởng thức cùng tương ớt để gia tăng hương vị.
Đậu phụ chiên xù chấm xì dầu
- Đậu phụ chiên trứng: Đậu phụ sau khi cắt miếng vừa ăn lăn qua bột rồi nhúng vào bát trứng đã được đánh tan cùng với hành lá hoặc lá hẹ chiên vàng giòn là có thể dùng ngay.
Đậu phụ chiên trứng hấp dẫn
- Đậu luộc: Món ăn đơn giản làm dịu mát cái nắng oi ả của ngày hè. Sau khi mua đậu về bạn chỉ cần rửa sạch luộc trong nước sôi khoảng 1 - 2 phút; khi ăn có thể chấm với bột canh hảo hảo sẽ ngon hơn đấy.
Đậu phụ luộc đơn giản, mát và thơm béo
- Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua: Đậu cắt miếng vuông dùng thìa khoét một lỗ ở giữa; nhồi nhân vào. Nhân gồm thịt xay, mộc nhĩ, nấm hương, hành lá. Sau đó mang đi rán vàng đều tất cả các mặt. Hành khô phi thơm, cà chua đảo nhuyễn rồi cho đậu đã nhồi thịt rán vàng vào, nêm nếm gia vị vừa ăn rắc thêm chút hành lá và rau mùi là hoàn thành.
Đậu nhồi thịt sốt cà chua siêu “tốn cơm
Bạn vừa đọc xong bài viết "Ăn đậu phụ có tốt không?". Mong rằng những thông tin mà ECOMAMA vừa tổng hợp và cung cấp đã giúp bạn và gia đình bổ sung thêm nhiều món ăn ngon, hấp dẫn từ đậu phụ. Đồng thời hiểu rõ hơn và giá trị dinh dưỡng quý báu của món ăn bình dân này.