Trái cây vừa có công dụng giải độc mát gan, tiêu hóa tốt; công dụng làm đẹp cũng rất tốt. Vào ngày hè nóng nực, bạn nên tăng cường bổ sung cho mình thật nhiều loại hoa quả
Thế nào là nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm? Đây là bệnh khởi phát do quá trình ăn uống người bệnh ăn phải thức ăn có nhiễm một số: vi khuẩn vi rút, độc tố của thực phẩm, các loại nấm hoặc ký sinh trùng gây hại cho đường tiêu hóa. Quá trình sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất độc hại và dư thừa lượng lớn trong thực phẩm nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, hoặc quá trình chế biến thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Do vậy, nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm đang trở thành vấn nạn không của riêng ai và ngày càng phổ biến hơn.
1- Thế nào là nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm?
Để hiểu thế nào là nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm thì người dùng cần phải hiểu thế nào là Thực phẩm bẩn. Thực phẩm bẩn là tất cả các loại đồ ăn - thức uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể do bảo quản không đúng cách, chế biến sai cách, quá hạn sử dụng hoặc bị tiêm nhiễm các loại hóa chất độc hại nhằm nhiều mục đích khác. Thông thường người dùng thường có thói quen sử dụng thị giác và xúc giác để đánh giá chất lượng thực phẩm, tuy nhiên việc sử dụng hóa chất trong bảo quản và chế biến thực phẩm ngày càng tinh vi hơn nên người dùng khó có thể phát hiện bằng mắt.
Nhiễm trùng - nhiễm độc thực phẩm là hai phân loại chính trong thực phẩm bẩn. Cụ thể như sau:
- Nhiễm trùng thực phẩm là hiện tượng các vi khuẩn có hại xâm nhập vào thực phẩm; thường xảy ra trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm.
- Nhiễm độc thực phẩm là hiện tượng thực phẩm bị tiêm hoặc nhiễm các hóa chất độc hại; có thể từ phân bón, thuốc trừ sâu; có thể từ chất bảo quản; hoặc quy trình chế biến không đúng cách.
2- Nguyên nhân gây nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm
Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm nhưng chủ yếu là do 4 nhóm nguyên nhân chính:
- Vi khuẩn - vi rút đường ruột: Rotavirus, Adenovirus, Astrovirus, Calicivirus, nhóm Norovirus, vi rút Norwalk,...
- Các loại ký sinh trùng: trứng giun, trứng sán, trùng roi,... các loại ký sinh trùng này chủ yếu lây nhiễm qua các loại thức ăn không được nấu chín hoặc thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá, tiết canh,...
- Độc tố của thực phẩm không được loại bỏ hết trong quá trình chế biến thực phẩm như: độc nấm, mật cá (trắm/nóc), gan có, sò biển, trứng cóc,... Nhiễm vào thức ăn rồi đi vào cơ thể người bệnh gây ra ngộ độc.
- Chất độc hóa học: thặng dư thuốc trừ sâu, chất bảo quản, thặng dư phân bón hóa học còn lại trong thực phẩm cũng gây nhiễm độc thực phẩm. Phẩm màu hay hàn the sử dụng trong chế biến nếu vượt quá ngưỡng an toàn cũng gây nhiễm độc thực phẩm. Hay trong quá trình bảo quản thực phẩm đông lạnh như ure,...
- Các loại nấm mốc: Bảo quản không đúng cách tạo điều kiện cho các loại nấm - mốc có độc tố phát triển. Sau đó đi vào cơ thể người qua thức ăn cũng gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm.
>> Xem thêm: Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
3- Dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm
Trước khi xuất hiệu các triệu chứng lâm sàng người bệnh sẽ trải qua quá trình ủ bệnh kéo dài vài phút, vài giờ hoặc vài ngày tùy theo nồng độ độc tố, loại độc độc tố hoặc loại ký sinh trùng nhiễm phải. Trong thời kỳ này bệnh nhân có thể không xuất hiện những biểu hiện bất thường hoặc có thể có một vài triệu chứng như: sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, chướng bụng.
Thời kỳ phát bệnh toàn diện: bệnh có thể chuyển biến rất nhanh ngay sau khi ăn thực phẩm nhiễm trùng nhiễm độc; cũng có thể sau vài ngày khi ăn thực phẩm bẩn. Thời kỳ này sẽ chia làm hai thể là thể vừa và nặng, thể nhẹ với những triệu chứng khắc nhau.
- Thể nhẹ: Người bệnh sẽ có những triệu chứng cơ bản là chướng bụng; đầy hơi; khó tiêu; buồn nôn; đau bụng âm ỉ; có thể sốt nhẹ hoặc không.
- Thể nặng và vừa: Người bệnh sẽ có một, một vài hoặc tất cả những triệu chứng dưới đây.
-
+ Hệ tiêu hóa có vấn đề: Buồn nôn - nôn mửa - nôn nhiều lần; đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày; đau quặn bụng; đau từng cơn hoặc âm ỉ quanh vùng rốn.
-
+ Hội chứng nhiễm trùng: Mệt mỏi, mặt hốc hác; đau đầu và sốt.
-
+ Hội chứng mất nước và chất điện giải: Tụt huyết áp, thường xuyên khát nước, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô.
-
+ Hội chứng nhiễm độc: Nôn - buồn nôn; đau nhức hoặc tê liệt tứ chi, tụt huyết áp, đau đầu, mệt mỏi li bì hoặc vật vã có thể kèm theo khó thở.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể làm một vài xét nghiệm để xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và tìm ra phác đồ điều trị phù hợp như:
- Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng cao; hoặc rất cao; Hematocrit cũng tăng cao.
- Sinh hóa máu: Giúp phát hiện sự tăng bất thường của Ure; tăng hoặc giảm các chất điện giải.
- Cấy phân hoặc soi tươi: giúp phát hiện ký sinh trùng gây bệnh.
- Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện động tố trong cơ thể người bệnh.
4- Cách xử lý khi nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm
Khi xuất hiện các triệu chứng ở thể nhẹ và vừa người bệnh có thể xử lý tạm thời trước khi tới bệnh viện bằng cách:
- Bù nước, bù điện giải bằng dung dịch uống Oresol hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch đẳng trương là Ringer Lactat, Natri Clorid 0,9%,....
- Giảm đau và giảm tình trạng nôn mửa bằng cách sử dụng thuốc giảm đau Panadol;....
Lập tức đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhần để được hỗ trợ đào thải độc tố hoặc kháng ký sinh trùng. Tùy thuộc vào thể trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh đội ngũ y bác sĩ sẽ có phương án xử lý phù hợp, hiệu quả như:
- Sử dụng thuốc kháng tiết ruột non: Giúp ức chế enkephalinase làm giảm tiết độc tố của vi khuẩn tả mà không ảnh hưởng tới những dịch tiết khác. Ưu điểm dễ sử dụng, hấp thụ nhanh và đạt hiệu quả ngay sau uống 1h; có tác dụng trong 8h liên tiếp. Tác dụng phụ: buồn ngủ. Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Sử dụng các chất hấp thụ: Silicat hoặc Polyacryl khả năng hấp thu nước giúp phân đặc hơn. Ưu điểm không hấp thụ vào máu mà đào thải trực tiếp qua phân, mang theo độc tố mà chúng hấp thụ. Lưu ý không dùng chung với sản phẩm làm giảm nhu động ruột; dùng cách các loại thuốc khác khoảng 2 tiếng.
- Sử dụng kháng sinh đặc hiệu với các loại vi khuẩn.
>>> Xem thêm: Cách rửa rau củ quả sạch nhất
4- Hướng dẫn phòng tránh nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm
Để phòng tránh hiệu quả tình trạng nhiễm độc nhiễm trùng thực phẩm cần sự chung tay của người dân và các ban ngành địa phương. Mỗi người cần có ý thức tự giác bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Đối với xã hội:
-
Tuyên truyền giúp người dân hiểu đúng về nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm.
-
Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, bảo quản thực phẩm đúng cách tại các cơ sở sản xuất thực phẩm.
-
Thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm
-
Xử lý nguồn nước bị ô nhiễm hoặc nhiễm độc.
- Tại gia đình:
-
Chỉ sử dụng nước sạch trong quá trình sơ chế, chế biến cũng như bảo quản thực phẩm.
-
Bảo quản thực phẩm đúng cách, sử dụng tủ lạnh chuyên dụng; không để lẫn thức ăn chín và thực phẩm tươi sống; trữ đông đúng cách.
-
Sơ chế thực phẩm đúng cách, rửa rau củ hoa quả nhiều lần dưới vòi nước sạch.
-
Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau đi vệ sinh.
-
Thực hiện ăn chín - uống sôi
-
Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ở.
-
Khi phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm phải nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không tự ý xử lý tại nhà.
- Đối với các cơ sở y tế:
-
Phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp khống chế dịch bệnh kịp thời
-
Thực hiện điều trị cho các trường hợp bệnh, có thể thực hiện điều trị cách ly nếu cần thiết.
-
Thường xuyên tuyên truyền và giáo dục sức khỏe cộng đồng.
Khi có các triệu chứng nhiễm độc nhiễm trùng thực phẩm tuyệt đối không tự sử dụng thuốc tại nhà tránh trường hợp bệnh chuyển nặng có thể gây sốc nhiễm khuẩn, thậm chí là tử vong. Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi mọi người có thể nắm bắt và có phương án phòng ngộ độc phù hợp cho bản thân và gia đình.
Để tránh có thể bị nhiễm độc thực phẩm, nếu rửa bằng nước không thể loại bỏ hết các chất bẩn hóa chất bám trên thực phẩm, bạn nên sử dụng máy rửa thực phẩm đa năng Ecomama để làm sạch, khử độc, khử trùng, loại bỏ mọi tàn dư hóa chất bám trên bề mặt thực phẩm.
Máy rửa hoa quả, thực phẩm, dụng cụ ăn uống Ecomama là thương hiệu duy nhất, ứng dụng cả 2 công nghệ làm sạch thực phẩm hiện đại nhất đang được ứng dụng tại Đức, Hàn Quốc: Công nghệ sóng siêu âm cao tần và công nghệ Ozone tinh sạch giúp loại bỏ hóa chất, vi khuẩn có hại trong thực phẩm một cách nhanh chóng mà không làm biến dạng, biến chất của thực phẩm.
Với mẫu mã đẹp, thân thiện cho không gian bếp, dung tích lớn lên đến 11L, tích hợp thêm nhiều chức năng rửa đa dạng theo từng loại thực phẩm.
Thay vì phó thác sức khỏe của mình vào lương tâm của người cung cấp và kinh doanh, bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình bằng máy rửa thực phẩm Ecomama –một sản phẩm tích hợp đầy tiện lợi ,tiết kiệm thời gian với mẫu mã vô cùng thanh lịch , sang trọng cho căn bếp của bạn.