Trái cây vừa có công dụng giải độc mát gan, tiêu hóa tốt; công dụng làm đẹp cũng rất tốt. Vào ngày hè nóng nực, bạn nên tăng cường bổ sung cho mình thật nhiều loại hoa quả
Sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm - Trước thực trạng thực phẩm bẩn đường bày bán tràn lan trên thị trường như hiện nay thì ngộ độc thực phẩm đã không còn quá xa lạ. Ngộ độc thực phẩm (trúng thực) là tình trạng sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ôi thiu gây ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần của con người. Vậy khi phát hiện người thân hay chính mình có những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thì nên xử lý như thế nào?
1- Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngộ độc thực phẩm là do người bệnh ăn hoặc uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (thặng dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, kim loại nặng) hoặc đơn giản là bản thân thực phẩm đã có sẵn độc tố (nấm độc, khoai tay mọc mầm, nọc rắn,...)
Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm thường xảy ra vào mùa hè. Bởi nhiệt độ và độ ẩm ngoài môi trường cao thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây hại phát triển: ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc,... Do đó, chỉ cần lơ là - không bảo quản thực phẩm đúng cách thì ngay lập tức thức ăn sẽ bị vi sinh vật tấn công và dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Nhất là nhóm thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá,... Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ cao mắc phải ngộ độc thực phẩm:
- Ăn thức ăn tươi sống, các loại gỏi cá hoặc đồ ăn chưa chín kỹ; trứng gà trần; nước trái cây hay chế phẩm từ sữa chưa trải qua quy trình diệt khuẩn.
- Ăn phải thức ăn ôi thiu, thực phẩm biến chất do đã quá hạn sử dụng.
- Thức ăn chứa nhiều hóa chất hoặc sử dụng quá liều lượng màu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hóa chất bảo quản, chất bảo vệ thực vật,...
>> Tim hiểu thêm: Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
2- Nhận biết ngộ độc thực phẩm
Có hai dạng ngộ độc thực phẩm là cấp tính và mãn tính. Ngộ độc mãn tính thường không có nhiều biểu hiện, khó có thể phát hiện thông qua quá trình quan sát mà phải tới các cơ sở y tế để được siêu âm, chụp x quang hoặc làm các xét nghiệm sinh hóa; ngộ độc mãn tính thường biểu hiện ra bên ngoài là rối loạn chức năng, ung thư, dị tật thai, vô sinh,... Ngộ độc cấp tình thường biểu hiện ra bên ngoài sau khi ăn thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm độc vài phút hoặc vài ngày sau ăn. Các triệu chứng thường thấy như: đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu chóng mặt, buồn nôn, đau nhức cơ, mệt mỏi, bí tiểu, cơ thể mất nước,... nếu không được sơ cứu kịp thời đúng cách rất có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Sơ cứu đúng cách khi bị ngộ độc thực phẩm cấp tính
3- 03 bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
- Bước 1: Gây nôn - đặc biệt là với những trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện buồn nôn.
Việc gây nôn giúp đưa một phần thực phẩm nhiễm độc, vi sinh vật gây hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, với thực phẩm nhiễm độc sẽ giúp giảm bớt độc tố ngấm vào trong cơ thể, giúp giảm bớt những triệu chứng ngộ độc khác, đồng thời cũng giúp người bệnh thoải mái hơn. Các thức thực hiện như sau: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu kê hơi cao rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi của bệnh nhân để kích thích gây nôn. Đặt đầu cao và nằm nghiêng giúp bệnh nhân dễ dàng nôn ra, tránh trào ngược vào phổi. Không nên kích thích quá nhiều sẽ khiến bệnh nhân bị sặc và mệt mỏi hơn. Có thể thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần, bệnh nhân càng nôn ra nhiều thức ăn trong dạ dày thì càng tốt.
Lưu ý: không kích thích quá mạnh khiến bệnh nhân bị sặc; không nên gây nôn liên tục mà nên có thời gian nghỉ giữa các lần. Tuyệt đối không kích thích gây nôn với bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê; dễ dẫn tới sặc hoặc ngạt thở.
Kích thích và gây nôn với bệnh nhân ngộ độc thực phẩm
- Bước 2: Bù nước và tăng cường nghỉ ngơi
Sau khi nôn, đi ngoài thường xuyên thì cơ thể bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu nước trầm trọng. Do vậy, cần tiến hành bù nước và cho bệnh nhân được nghỉ ngơi. Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm có thể sử dụng nước lọc, nước gạo rang, dung dịch oresol để bù lại lượng nước bị mất đi. Tạo không gian để bệnh nhân được nghỉ ngơi, lấy lại sức.
- Bước 3: Liên hệ với cơ sở y tế gần nhất hoặc quay số 115
Mặc dù đã được sơ cứu nhưng người bị ngộ độc thực phẩm vẫn có thể xuất hiện biến chứng, nguy hiểm tới tính mạng bất cứ lúc nào. Do đó, sau khi sơ cứu bệnh nhân cần được theo dõi y tế bởi nhân viên y tế để kịp thời xử lý biến chứng nếu có.
- Bước 4: Những việc nên làm sau sơ cứu bệnh nhân
-
Giữ lại mẫu thực phẩm mà bệnh nhân vừa ăn hoặc nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm bao gồm: nhãn mác, sản phẩm, mẫu dịch bệnh nhân vừa nôn ra,... Việc này giúp đội ngũ y tế có đầy đủ căn cứ nhanh chóng xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
-
Nếu có trên 1 người bị nhiễm độc thực phẩm thì cần ngay lập tức thông báo với cơ sở y tế gần nhất hoặc chính quyền địa phương để kịp thời xử lý, ngăn chặn. Thực hiện các biện pháp khoanh vùng, cách ly nếu có đối với vi khuẩn truyền nhiễm hoặc tình trạng ngộ độc tập thể.
4- Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Nhằm đẩy lùi và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cấp tính và mãn tính thì bạn và gia đình nên thực hiện 4 nguyên tắc sau:
- Giữ gìn vệ sinh: Thường xuyên rửa tay, vệ sinh bàn bếp, bếp, dụng cụ nấu nướng. Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến nhất là các loại rau sống, hoa quả; nên rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy hoặc sử dụng máy rửa thực phẩm đa năng Ecomama.
Ecomama thực phẩm sạch cho cuộc sống an toàn, sức khỏe!
Máy rửa hoa quả, thực phẩm, dụng cụ ăn uống Ecomama là thương hiệu duy nhất tại Việt Nam, ứng dụng cả 2 công nghệ làm sạch thực phẩm hiện đại nhất đang được ứng dụng tại Đức, Hàn Quốc: Công nghệ sóng siêu âm cao tần và công nghệ Ozone tinh sạch giúp loại bỏ hóa chất, vi khuẩn có hại trong thực phẩm một cách nhanh chóng mà không làm biến dạng, biến chất của thực phẩm.
Với mẫu mã đẹp, thân thiện cho không gian bếp, dung tích lớn lên đến 11L, tích hợp thêm nhiều chức năng rửa đa dạng theo từng loại thực phẩm.
Thay vì phó thác sức khỏe của mình vào lương tâm của người cung cấp và kinh doanh, bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình bằng máy rửa thực phẩm Ecomama –một sản phẩm tích hợp đầy tiện lợi ,tiết kiệm thời gian với mẫu mã vô cùng thanh lịch , sang trọng cho căn bếp của bạn.
- Phân loại thực phẩm đề phòng lây nhiễm chéo: Thịt sống, trứng, hải sản và rau xanh cần được để riêng; không để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín. Sử dụng riêng dao, kéo, thớt, đĩa với thực phẩm sống, hải sản, thịt gia cầm.
- Chế biến thực phẩm ở nhiệt độ thực hợp: Mỗi loại thực phẩm, tùy thuộc độ dày mỏng mà sẽ cần thời gian nấu chín khác nhau. Trước khi tắt bếp hãy kiểm tra độ chín của thực phẩm cẩn thận.
- Bảo quản lạnh đúng cách: Thực phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4oC; cấp lạnh trong vòng 2h (nhiệt độ >32oC thì cấp lạnh trong vòng 1h). Rã đông an toàn bằng ngăn mát tủ lạnh hoặc lò vi sóng; không nên rã đông bằng nhiệt độ phòng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Trên đây là Sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm đúng cách. Cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và người thân là đảm bảo thực phẩm sạch. Và sử dụng máy rửa thực phẩm Ecomama trong chế biến và sơ chế thực phẩm hàng ngày là phương thực hiệu quả hơn cả. Đặc biệt, có ý nghĩa to lớn trong việc ngăn ngừa và phòng chống ngộ độc mãn tính, ung thư hay rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân.